Hướng dẫn cách chơi bài Yugi-Oh

May 24, 2017 19658 0

Đối với các bạn đã đọc qua manga Vua trò chơi hoặc xem qua anime thì không lạ lẫm gì về cách chơi bài ma thuật nhưng trong seri game Yugi-Oh! thì có khá nhiều điều khác biệt. Trong bài viết  này HCgamez sẽ nói cơ bản về cách chơi bài trong seri game Yugi-Oh! để những bạn ưa thích thể loại này nhưng chưa hiểu rõ về cách chơi có thể tham khảo và trải nghiệm tốt hơn trong thể loại game chiến thuật tuyệt vời này.

Lấy tài khoản Fsahre miễn phí tại đây

A. Trước khi thi đấu

  1. Bộ bài chính (DECK).
    – Bộ bài có số lượng từ 40 – 60 lá.
    – Bạn chỉ có thể mang theo cao nhất 3 lá bài giống nhau trong toàn bộ bộ bài bạn mang theo ( bộ bài chính (DECK), Bộ Bài Phụ (Extra Deck) và Bộ Bài Dự Bị (Side Deck).
    – Đồng thời có 1 số lá bài bị Cấm (Forbidden) không được xài hoặc chỉ được bỏ 1 lá (Limited) hoặc chỉ được bỏ tối đa 2 lá (Semi-Limited).
    – Với bộ bài chính bạn không nên quá tham lam cho nhiều vì khi số lượng nhiều tỷ lệ bạn bốc được những lá mong muốn khá thấp. Một số phiên bản còn có tên là Main DECK
    Hướng dẫn cách chơi bài Yugi-Oh
  2. Bộ bài phụ (EXTRA DECK)
    – Khi tham gia trận đấu Yugi-Oh! ngoài bộ bài chính bạn được mang vào trận còn có những lá bài phụ. Những bá bài phụ này chỉ được những lá bài quái vật Fusion, Synchro và Xyz và chỉ được sử dụng khi đủ các yêu cầu tùy thuộc vào mỗi lá bài
    – Bài phủ chỉ được tối đa là 15 là và số lượng này không tính vào số lượng lá bài chính
  3. Bộ bài dự bị (SIDE DECK)
    – Trước khi tham gia trận đấu bạn có thể lựa chọn những lá bài dự bị bao gồm tất cả quân bài phép thuật và quái vật, yêu cầu cũng giống với bộ bài chính đó là bạn không được mang quá 3 lá bài giống nhau có 1 chút khác biệt với bộ bài chính đó là bạn có thể mang theo các lá bài thay thế cho bộ bài phụ tức là các lá quái vật fusion, xyz, synchro.
    – Bạn chỉ được thay thế lá bài dự bị cho những lá bài trong bộ bài chính trong thời gian giữa các trận đấu.
    – Tối đa bạn có thể mang theo là 15 lá.
    – Nếu bạn muốn sử dụng bao nhiêu lá trong bộ bài dự bị cho trận đấu tiếp theo thì bạn cũng phải bỏ ra bấy nhiêu lá trong bộ bài chính.
  4. Các vật dụng khác:
    Đồng Xu : Một số lá bài cần phải tung đồng xu. Nếu bạn xài những lá như vậy thì hãy chuẩn bị trước.
    Xúc Xắc : Tương tự đồng xu thì một số quân bài cũng đòi hỏi phải tung xúc xắc.
    Bộ Đếm(Counter) : Một số card cần phải được đánh dấu(còn được gọi là counter hay là bộ đếm). Số counter trên card sẽ tăng hoặc giảm ở 1 số điều kiện nào đó. Bạn có thể sử dụng những vật nhỏ như mảnh kính, miếng giấy nhỏ đặt lên quân bài làm counter thay vì phải nhớ quân bài này có mấy counter
    Token : Token là các quái vật đặc biệt được tạo ra bởi effect bài. Chuẩn bị 1 số lá bài trắng làm token
    Máy tính : Trong một trận đấu thì LP sẽ thay đổi nhanh chóng. Bạn nên có 1 cái máy tính để tính toán điểm số của mỗi bên. Với những trận đấu quan trọng thì nên ghi LP ra giấy để dễ dàng kiểm soát trận đấu
    Card Sleeves : Miếng bọc bài dùng để bảo vệ quân bài khỏi bị trầy xướt trong quá trình thi đấu
    Sàn đấu bài (Game Mats) : Sàn đấu làm tăng tính chuyên nghiệp cho trận đấu.

B. Các khu vực trên sân chơi

Trên sân đấu bài có khá nhiều khu vực, mỗi khu vực đều có nhiệm vụ riêng và chỉ đặt những là bài đủ điều kiện

Hướng dẫn cách chơi bài Yugi-Oh

Lấy tài khoản Fsahre miễn phí tại đây

  1. Khu vực để bài quái vật: khu vực này đặt cao nhất được 5 lá bài chỉ được phép đặt các lá bài quái vật có thể đặt công hoặc thủ. Có 3 tư thế đặt lá bài tấn công (ngửa) đặt đứng lá, thủ (ngửa) đặt ngang lá và thủ (úp) đặt ngang lá. Những lá bài đặt thủ lần đầu tiên đều up
  2.  Khu vực đặt lá bài phép: khu vực này đặt cao nhất được 5 lá bài, chi được phép đặt các lá bài phép thuật hoặc cạm bẫy, tuy nhiên 1 số lá bài quái vật cũng có thể được đưa vào đây nếu như được kích hoạt thuộc tính riêng nhưng rất hiếm. Những lá bài phép thuật bạn có thể kích hoạt ngay trên tay nếu như khu vực này vẫn còn trống ít nhất 1 chỗ
  3. Nghĩa địa: khu vực này không giới hạn số lượng, mỗi khi quái vật chết hoặc bài phép kích hoạt 1 lần đều được đưa ra đấy. Bài được sắp xếp theo thứ tự trước sau, xếp chồng và đều ngửa, bạn và đối phương đều có thể xem những lá ở đây. Những lá đặt ở khu vực này là những lá bạn có thể khôi phục bằng lá bài phép hoặc thuộc tính riêng của 1 số lá bài quái vật gọi nôm na là hồi sinh quái vật hoặc lấy lại quân bài phép đã sử dụng
  4. Khu vực bài bỏ: khu vực này cũng không giới hạn số lượng, giống với khu vực nghĩa địa bạn hoàn toàn có thể xem lại những lá ở đây nhưng không thể phục hồi chúng. Những lá được đưa vào đây là do bài phép có chức năng đưa vào hoặc những lá bài quái vật kích hoạt thuộc tính ẩn
  5. Khu vực bài chính: là khu vực đặt bộ bài chính của bạn, bạn sẽ bốc lần lượt mỗi lượt 1  lá hoặc nhiều lá nếu kích hoạt bài phép hoặc thuộc tính ản của quái vật. Nếu hết bài trước khi bạn dứt điểm đối thủ đồng nghĩa với việc bạn sẽ thua
  6. Khu vực để bài phụ: là khu vực đặt bộ bài phụ của bạn mang theo
  7. Khu vực lá bài môi trường: khi kích hoạt những lá bài môi trường sẽ được đặt vào, tối đa 1 lá cho cả 2 bên, lá ra sau sẽ hủy lá trước.
  8. khu vực bài cầm: là khu vực bạn đang cầm và có thể sử dụng ngay nếu đủ điều kiện. Khu vực này tối đa 8 lá, nếu quá bạn sẽ phải bỏ bớt số lá thừa, việc bỏ này bạn có thể tùy chọn lá bỏ

C/ Quá Trình Đấu

1/ Let the Duel Begin!

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ DUEL VÀ MATCH?

Một trận đấu trong trò chơi này gọi là Duel – Hiệp Đấu, và 1 Duel kết thúc khi có người chơi thắng cuộc hoặc kết quả hòa. Còn một Match – Trận Đấu gồm 3 Duel. Người chơi nào thắng được 2/3 Duel sẽ chiến thắng.

CÁCH CHIẾN THẮNG

Mỗi người chơi khi bắt đầu Duel sẽ có 8000 Điểm Gốc(LP). Bạn sẽ chiến thắng Duel nếu:

  • Bạn khiến cho LP của đối thủ còn 0.
  • Đối thủ hết bài để rút khi đến lúc họ cần phải rút bài.
  • Chiến thắng do effect bài.

2/ Chuẩn Bị Cho 1 Duel

Hướng dẫn cách chơi bài Yugi-Oh

Lấy tài khoản Fsahre miễn phí tại đây

Trước khi bắt đầu Duel, bạn hãy làm theo các 4 bước dưới đây. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như đồng xu,… nếu như deck bạn cần đến.

  1. Hai bên xào bài trước khi duel. Có thể trao đổi Bộ Bài để xào bài cho công bằng.
  2. Sau khi xong, đặt Bộ Bài của mình vào vị trí và đặt Bộ Bài Phụ vào khu vực để bài phụ(Bộ này ko cần xào)
  3. Cả 2 người chơi cho người kia xem số lượng bài trong Side Deck của mình.(ko cho đối thủ biết quân gì trong đó chỉ cho xem số lượng bài).Điều này cần thiết nếu như cả hai bên mới trao đổi bài trong side với main lúc hết duel xong.
  4. Với Duel đầu tiên thì cả 2 người sẽ chơi búa bao kéo hoặc tung đồng xu.Người nào thắng có quyền chọn đi trước hoặc đi sau. Với những Duel sau thì người thua ở Duel trước có quyền được chọn.Còn nếu hòa thì làm như duel đầu. Cuối cùng, mỗi người rút 5 lá bài từ Bộ Bài để bắt đầu trận đấu.

A/ Let the Duel Begin!

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ DUEL VÀ MATCH?

Một trận đấu trong trò chơi Yugi-Oh! này gọi là Duel – Hiệp Đấu, và 1 Duel kết thúc khi có người chơi thắng cuộc hoặc kết quả hòa. Còn một Match – Trận Đấu gồm 3 Duel. Người chơi nào thắng được 2/3 Duel sẽ chiến thắng.

CÁCH CHIẾN THẮNG

Mỗi người chơi khi bắt đầu Duel sẽ có 8000 Điểm Gốc(LP). Bạn sẽ chiến thắng Duel nếu:

  • Bạn khiến cho LP của đối thủ còn 0.
  • Đối thủ hết bài để rút khi đến lúc họ cần phải rút bài.
  • Chiến thắng do effect bài.

B/ Chuẩn Bị Cho 1 Duel

Trước khi bắt đầu Duel, bạn hãy làm theo các 4 bước dưới đây. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như đồng xu,… nếu như deck bạn cần đến.

  1. Hai bên xào bài trước khi duel. Có thể trao đổi Bộ Bài để xào bài cho công bằng.
  2. Sau khi xong, đặt Bộ Bài của mình vào vị trí và đặt Bộ Bài Phụ vào khu vực để bài phụ(Bộ này ko cần xào)
  3. Cả 2 người chơi cho người kia xem số lượng bài trong Side Deck của mình.(ko cho đối thủ biết quân gì trong đó chỉ cho xem số lượng bài).Điều này cần thiết nếu như cả hai bên mới trao đổi bài trong side với main lúc hết duel xong.
  4. Với Duel đầu tiên thì cả 2 người sẽ chơi búa bao kéo hoặc tung đồng xu.Người nào thắng có quyền chọn đi trước hoặc đi sau. Với những Duel sau thì người thua ở Duel trước có quyền được chọn.Còn nếu hòa thì làm như duel đầu. Cuối cùng, mỗi người rút 5 lá bài từ Bộ Bài để bắt đầu trận đấu.

III/ Quá Trình Đấu

1/ Let the Duel Begin!

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ DUEL VÀ MATCH?

Một trận đấu trong trò chơi này gọi là Duel – Hiệp Đấu, và 1 Duel kết thúc khi có người chơi thắng cuộc hoặc kết quả hòa. Còn một Match – Trận Đấu gồm 3 Duel. Người chơi nào thắng được 2/3 Duel sẽ chiến thắng.

CÁCH CHIẾN THẮNG

Mỗi người chơi khi bắt đầu Duel sẽ có 8000 Điểm Gốc(LP). Bạn sẽ chiến thắng Duel nếu:

  • Bạn khiến cho LP của đối thủ còn 0.
  • Đối thủ hết bài để rút khi đến lúc họ cần phải rút bài.
  • Chiến thắng do effect bài.

Lấy tài khoản Fsahre miễn phí tại đây

2/ Chuẩn Bị Cho 1 Duel

Trước khi bắt đầu Duel, bạn hãy làm theo các 4 bước dưới đây. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như đồng xu,… nếu như deck bạn cần đến.

  1. Hai bên xào bài trước khi duel. Có thể trao đổi Bộ Bài để xào bài cho công bằng.
  2. Sau khi xong, đặt Bộ Bài của mình vào vị trí và đặt Bộ Bài Phụ vào khu vực để bài phụ(Bộ này ko cần xào)
  3. Cả 2 người chơi cho người kia xem số lượng bài trong Side Deck của mình.(ko cho đối thủ biết quân gì trong đó chỉ cho xem số lượng bài).Điều này cần thiết nếu như cả hai bên mới trao đổi bài trong side với main lúc hết duel xong.
  4. Với Duel đầu tiên thì cả 2 người sẽ chơi búa bao kéo hoặc tung đồng xu.Người nào thắng có quyền chọn đi trước hoặc đi sau. Với những Duel sau thì người thua ở Duel trước có quyền được chọn.Còn nếu hòa thì làm như duel đầu. Cuối cùng, mỗi người rút 5 lá bài từ Bộ Bài để bắt đầu trận đấu.

3/ Cấu Trúc 1 Lượt

DRAW PHASE
Đây là phần đầu tiên. Người chơi của lượt ấy rút 1 lá bài từ đỉnh Bộ Bài của họ. Nếu họ ko có bài để rút trong lúc này, họ sẽ thua Duel. Sau khi rút bài xong, Bài Phép Quick-play và Bài Bẫy có thể kích hoạt lúc này trước khi vào Standby Phase.

STANDBY PHASE
Có một số effect bài bạn có thể kích hoạt hoặc cost bạn phải trả trong phần này. Nếu bạn ko có những lá như vậy, bạn vẫn có thể kích hoạt Bài Phép Quick-play và Bài Bẫy trước khi bạn vào Main Phase 1.

MAIN PHASE 1
Đây là phần mà bạn sẽ sử dụng hầu hết các lá bài của bạn.Trong phần này bạn có thể:

  • Triệu Hồi hoặc Úp Bài quái vật
    Ko có giới hạn cho việc bạn Triệu Hồi Lật Ngửa hay Triệu Hồi Đặc Biệt trong 1 lượt, nhưng bạn chỉ có thể Triệu Hồi Bình Thường hoặc Úp Bài(kể cả Triệu Hồi Hiến Tế) mỗi lượt 1 lần.
  • Chuyển Đổi Tư Thế Chiến Đấu của quái vật trên sân bạn
    Triệu Hồi Lật Ngửa, chuyển quái vật từ tư thế Tấn Công ngửa sang Phòng Thủ ngửa, hay chuyển từ Phòng Thủ ngửa sang Tấn Công ngửa đều được gọi là chuyển đổi tư thế Chiến Đấu.Mỗi quái vật, bạn chỉ có thể chuyển đổi tư thế của chúng mỗi lượt 1 lần. Tuy vậy có 2 trường hợp bạn ko thể chuyển đổi tư thế chiến đấu:

    1. Quái vật đó vừa mới được đặt lên sân trong lượt đó.(Triệu Hồi Đặc Biệt, Triệu Hồi Bình Thường và Úp Bài)
    2. Quái vật đó đã tấn công trong Battle Phase thì bạn ko thể chuyển tư thế trong Main Phase 2.
  • Kích hoạt Effect Bài
    Bạn có thể kích hoạt bài Phép và Bẫy, hoặc effect của bài Phép, Bẫy và Quái vật trong phần này.
  • Úp Bài Phép và Bẫy.

BATTLE PHASE
Đây là lúc bạn có thể tấn công với các quái vật của bạn. Lưu ý, bạn ko bắt buộc phải thực hiện phần này, kể cả khi bạn có quái vật trên sân. Bạn có thể bỏ qua phần này để vào End Phase – kết thúc lượt của mình.

Battle Phase được chia làm 4 bước. Battle Step và Damage Step sẽ được lặp đi lặp lại mỗi lần bạn dùng quái vật tấn công.

  1. Start Step
    Đây là lúc bắt đầu Battle Phase. Lúc này người chơi trong lượt đó sẽ thông báo cho đối thủ là kết thúc Main Phase 1 và bắt đầu Battle Phase.
  2. Battle Step
    Chọn 1 quái vật trên sân của bạn đang ở trong tư thế Tấn Công ngửa để tấn công và 1 quái vật trên sân đối thủ làm mục tiêu tấn công. Nếu đối thủ ko có quái vật trên sân, bạn có thể tấn công trực diện. Lúc này sẽ chuyển qua Damage Step. Sau đó, bạn sẽ trở lại với Battle Step. Lúc này bạn có thể chọn 1 quái vật khác để tấn công.Lưu ý: Mỗi quái vật Tấn Công ngửa của bạn chỉ được phép tấn công 1 lần mỗi lượt. Quái vật của bạn ko nhất thiết phải tấn công nếu bạn ko muốn.
  3. Damage Step
    Trong bước này, cả hai người chơi sẽ tính toán kết quả trận chiến, và những thiệt hại phải nhận.(Xem cách tính ở bên dưới). Sau đó kết thúc Damage Step và trở lại Battle Step.
  4. End Step
    Khi bạn đã tấn công xong với các quái vật của bạn, bạn có thông báo với đối thủ là kết thúc Battle Phase.

LUẬT TẤN CÔNG LẠI (REPLAY) TRONG BATTLE STEP.
Sau khi bạn thông báo với đối thủ quái vật tấn công và mục tiêu tấn công, lúc này có effect bài kích hoạt khiến cho mục tiêu tấn công bị mất đi hoặc có 1 quái vật mới xuất hiện trên sân chơi đối thủ trước Damage Step. Lúc này, bạn có quyền lựa chọn tấn công quái vật đó tiếp hoặc chọn lại mục tiêu tấn công hoặc dừng đòn tấn công.

Lưu ý một điều: Kể cả khi bạn lựa chọn dừng đòn tấn công thì quái vật đó do đã phát động đòn tấn công rồi nên vẫn được tính là đã tấn công. Điều đó có nghĩa là bạn ko thể dùng quái vật đó tấn công sau đó trong lượt đó.

MAIN PHASE 2
Giống như Main Phase 1, bạn có thể làm những gì bạn chưa làm ở Main Phase 1 như Triệu hồi bình thường quái vật nếu ở MP 1 bạn chưa làm,….

END PHASE
Lúc này bạn thông báo kết thúc lượt của bạn. Những effect có dòng “… during End Phase …” (“… trong lúc Hết Lượt …”) có thể được kích hoạt và thực hiện lúc này. Ngoài ra bài Phép Quick-play và bài Bẫy có thể kích hoạt lúc này.

IV/ Khi các quân bài tấn công

  1. Luật khi quái vật tấn công:
    Trong khi lá bài quái vật tấn công chỉ được phép kích hoạt lá bài cạm bẫy hoặc bài phép thuật ảnh hưởng tới ATK hoặc DEF một cách trực tiếp lên quái vậtTấn công quái vật up:
    Khi bạn hoặc đối thủ tấn công lá bài úp (phòng thủ) thì lá bài đó sẽ lật ngửa và hiện DEF. Lúc này máy tính sẽ tự động tính thiệt hại cho. Nếu DEF quân bài phòng thủ cao hơn cao hơn ATK quân bài tấn công thiệt hại sẽ bằng số điểm chênh lệch, nếu DEF quân bài phòng thủ thấp hơn sẽ bị tiêu diệt nhưng không tính vào điểm gốc trừ trường hợp cá biệt. Nếu DEF quân bài phòng thủ bằng với ATK quân bài tấn công thì 2 bên không bị thiệt hạiFLIP EFFECT Kích hoạt
    Khi lá bài phòng thủ lật ngửa một số lá bài có FLIP EFFECT sẽ được kích hoạt. Có 2 loại FLIP EFFECT là FLIP EFFECT kích hoạt ngay lật tức ngay sau khi lật ngửa và FLIP EFFECT kích hoạt sau khi kết thúc giao chiến nhưng vẫn có tác dụng dù quái vật còn ở trên sân hay đã ra khu vực nghĩa địa.Khi quái vật tấn công quái vật để thế côngThắng: cho bên nào ATK cao hơn và bên ATK thâp sẽ bị tiêu diệt, thiệt hại sẽ tính cho bên thấp hơn
    Hòa: khi cả 2 bên ATK bằng nhau và cả 2 đều bị tiêu diệt, cả 2 đều không bị ảnh hưởng điểm gốcTân công trực diện:
    Khi đối thủ không có bất cứ lá bào quái vật nào trên bạn có thể tấn công trực diện đối thủ và thiệt hại cho đối phương chính bằng điểm số ATK của quái vật tấn công, tuy nhiên trong 1 số trường hợp bạn vẫn có thể tấn công trực diện mà đối thủ vẫn còn bài quái vật đơn cử như những lá bài quái vật thuộc thế giới toon (TOON WORD)
  2. Thứ tự và ảnh hưởng của Spell Speed(Tốc Độ Phép)
    Chain là cách để thực hiện nhiều effect bài theo một trình tự. Nó được sử dụng khi có nhiều effect bài được kích hoạt cùng 1 lúc, hoặc khi có một người chơi muốn sử dụng effect bài sau khi có một lá bài được kích hoạt, nhưng TRƯỚC KHI effect của lá bài đó thực hiện.Nếu có 1 effect bài được kích hoạt, đối thủ của người đó luôn có 1 cơ hội để phản hồi lại lá bài đó, điều đó tạo thành 1 chain. Nếu đối thủ phản hồi bằng 1 effect bài khác thì bạn cũng có thể kích hoạt tiếp 1 lá khác để chain lại effect đó. Kể cả khi đối thủ ko phản hồi lại bạn vẫn có thể tự phản hồi bằng 1 effect của lá khác. Cả hai người chơi liên tục thêm các effect bài cho đến khi cả 2 bên không còn phản hồi nữa. Lúc đó, chain sẽ bắt đầu thực hiện với chiều ngược lại với việc thực hiện effect của lá bài phản hồi cuối cùng.Trước khi tìm hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Chain – 1 trong những điều luật quan trọng nhất của Yugioh! TCG, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về Spell Speed để các bạn dễ hiểu hơn.SPELL SPEED(TỐC ĐỘ)
    Các lá bài Phép, Bẫy và quái vật đều có Spell Speed khác nhau. Spell Speed được chia là 3 cấp từ 1 đến 3. Chỉ những effect tốc độ 2 hoặc 3 và tốc độ phải bằng hoặc cao hơn lá được phản hồi mới có thể được kích hoạt để phản hồi lại.SPELL SPEED 1
    Bao gồm: Phép(Normal, Equip, Continuous, Field, Ritual), Effect quái vật(Ignition, Trigger và Flip)Đây là những effect có tốc độ chậm nhất. Những effect này không thể dùng để phản hồi bất kỳ effect nào.

    SPELL SPEED 2
    Bao gồm: Bẫy(Normal, Continuous), Bài phép Quick-play, Effect quái vật loại Quick.

    Những lá này có thể phản hồi lại bất kỳ các lá bài nào có Speed 1 hoặc 2. Đồng thời chúng có thể được kích hoạt trong bất kỳ Phase nào.

    SPELL SPEED 3
    Counter Trap là loại bài duy nhất có Speed 3. Chúng có thể dùng để phản hồi bất cứ effect nào vì chúng là nhanh nhất. Chỉ có Counter Trap mới có thể phản hồi lại Counter Trap.

    CÁCH CHAIN HOẠT ĐỘNG
    Để hiểu về luật chain, chúng ta sẽ tìm hiểu qua một ví dụ đơn giản sau.

    Người chơi A (LP 8000) : Trên tay có Heavy Storm(Normal Spell / Effect: Tiêu diệt toàn bộ Bài Phép và Bẫy trên sân). Trên sân có úp sẵn “Spiritual Wind Art – Miyabi”(Normal Trap / Effect: Hiến tế 1 quái vật hệ WIND để chọn 1 lá bài trên sân; Đưa lá đó về cuối Bộ Bài.) và “Harpie Lady”(Normal Monster/WIND/1300/1400).

    Người chơi B (LP 8000) : Trên sân có úp sẵn “Seven Tools of the Bandit” (Counter Trap / Effect: Trả 1000 LP; Vô hiệu hóa sự kích hoạt của 1 bài Bẫy và tiêu diệt lá đó.), “Mirror Force” (Effect: “Khi đối thủ tấn công, tiêu diệt toàn bộ “) và “Blue-Eyes White Dragon” (Normal Monster/LIGHT/3000/2500).

    Lúc này, A kích hoạt “Heavy Storm”, B không phản hồi. Nhưng A kích hoạt “Spiritual Wind Art – Miyabi” để tự phản hồi lại “Heavy Storm”. Lúc này bắt đầu tạo chain. Lúc này, B kích hoạt “Seven Tools of the Bandit” để phản hồi lại “Spiritual Wind Art – Miyabi”. A ko phản hồi lại và B cũng ko phản hồi. Lúc này sẽ bắt đầu thực hiện các effect trong Chain.

    Trước hết chúng ta sẽ cùng quan sát sự tạo Chain:

    • Chain Link 1:A kích hoạt “Heavy Storm” và chờ phản hồi.
    • B không phản hồi
    • Chain Link 2:A kích hoạt “Spiritual Wind Art – Miyabi” phản hồi lại “Heavy Storm”.A hiến tế “Harpie Lady” và chọn “Blue-Eyes White Dragon” làm mục tiêu và chờ B phản hồi.
    • Chain Link 3:B phản hồi bằng cách kích hoạt “Seven Tools of the Bandit” để phản hồi lại “Spiritual Wind Art – Miyabi”. B trả 1000 LP và chờ phản hồi
    • A không phản hồi
    • B không phản hồi

    Lúc này chain sẽ bắt đầu thực hiện theo thứ tự ngược lại.

    • Chain Link 3:“Seven Tools of the Bandit” vô hiệu hóa effect và tiêu diệt “Spiritual Wind Art – Miyabi” .”Spiritual Wind Art – Miyabi” bị đưa vào Nghĩa Địa.
    • Chain Link 2:“Spiritual Wind Art – Miyabi” thực hiện effect(dù lúc này nó ko còn ở trên sân) nhưng do đã bị “Seven Tools of the Bandit” vô hiệu hóa ở chain link trước nên “Blue-Eyes White Dragon” ko bị đưa về cuối Bộ Bài và vẫn còn trên sân.
    • Chain Link 1:“Heavy Storm” thực hiện effect. Tiêu diệt “Mirror Force”,”Seven Tools of the Bandit” và chính nó, đưa tất cả vào Nghĩa Địa.

    Đến đây chain kết thúc. Kết quả: Trên sân chơi chỉ còn lại “Blue-Eyes White Dragon” của B. LP A vẫn là 8000 còn LP của B là 7000.

    Có thể đến đây 1 số bạn không hiểu là vì sao kể cả khi effect của “Spiritual Wind Art – Miyabi” của A bị vô hiệu bởi “Seven Tools of the Bandit” thì “Harpie Lady” vẫn bị Hiến Tế. Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này là vì Hiến Tế “Harpie Lady” là cost để kích hoạt effect của “Spiritual Wind Art – Miyabi”. Vậy cost là gì?

    Cost là cái giá phải trả cho việc thực hiện 1 effect. Một số effect ko có cost nhưng 1 số lại có. Cost ko được tính vào Effect bài. Để kích hoạt được effect bài thì bạn bắt buộc phải trả cost kể cả khi sau đó, effect của lá đó bị vô hiệu. Theo quy ước thì cost luôn được viết trước effect bài và sau dấu chấm phẩy “;” . Đôi khi cost sẽ ở sau từ ” … to ….” ( “… để …”) nếu ko có dấu chấm phẩy “;”

    Hướng dẫn cách chơi bài Yugi-Oh

    Ví dụ “You can return 1 face-up monster you control to the hand to Special Summon this card from your hand” – “Bạn có thể thu hồi 1 quái vật ngửa mà bạn điều khiển về tay để Triệu Hồi Đặc Biệt lá này từ trên tay bạn”. Cost ở đây là thu hồi 1 quái vật trên sân về tay.

    Một điều nữa là về “Quyền ưu tiên trong lượt của người chơi“. Khi bạn đang ở trong lượt của bạn thì bạn luôn có quyền ưu tiên trước khi bắt đầu một Phase bất kỳ. Đối thủ của bạn ko được kích hoạt bất kỳ effect nào cho đến khi bạn thực hiện effect trước hoặc thực hiện một hành động nào đó hoặc bỏ qua quyền ưu tiên bằng cách kết thúc phần đó.

    Khi bạn kết thúc 1 phase trong lượt của bạn, bạn chỉ cần tuyên bố kết thúc ví dụ “tôi kết thúc Main Phase 1″ lúc này quyền ưu tiên được chuyển cho đối thủ. Đối thủ có thể nói “vào lúc bạn kết thúc Main Phase 1, tôi kích hoạt …”.

 

Bình luận Facebook

Tags: Tổng hợp Seri game Thần bài - Yugi-Oh! Categories: Chiến Thuật
share SHARE